[Sức khỏe] Liệu những vận động viên chạy bộ ưu tú bị nhiễm Covid 19 có thể hoàn toàn phục hồi như trước không?

Sang Nguyen
Đăng ngày 28/04/2020
592 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Phóng viên 51 tuổi Anick Jesdanun của Liên hiệp phóng viên Hoa Kỳ đã qua đời vì căn bệnh viêm phổi mạch vành này (covid 19). Khi còn sống, ông đã đi khắp 7 châu lục tham gia tổng cộng 83 giải marathon, 15 lần có mặt tại giải New York Marathon và trở thành runner gắn bó của giải (cứ đăng kí là có thể tham gia). Sau khi qua đời, em trai ông cho biết do đam mê chạy bộ nên Anick cực kì khỏe mạnh, ông không ngờ rằng anh trai mình bị nhiễm virus Covid 19.

Ngày 8/4, tạp chí y học quyền uy nhất thế giới The Lancet đã phát hành một bài viết liên quan đến ảnh hưởng của Covid 19 đối với đường hô hấp của các vận động viên, trong đó có nhắc đến một điều rất quan trọng đó là những người vận động ở cường độ cao thường dễ bị nhiễm bệnh hơn so với người thường. Như vậy nếu như các runner ưu tú mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này thì liệu học có thể hồi phục 100% không?


Vận động ở cường độ cao sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ngoại trừ các vận động viên ưu tú ra

Tỉ lệ phát bệnh và tử vong của căn bệnh viêm phổi mạch vành này rất nguy hiểm đối với người già (lớn hơn 60 tuổi). Trái lại, đối với nhóm người trẻ và những người có cơ thể cường tráng mà nói thì tỉ lệ nhiễm bệnh của họ tương đối thấp, ngoại trừ các vận động viên ra, vận động viên được xếp vào nhóm người đặc biệt, nhóm người này phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh khá cao.

Trong đời sống sinh hoạt thường ngày mà nói, khi ta duy trì một chế độ tập luyện tầm trung và khối lượng tập thuộc nhóm trung bình (cường độ cao nhất khoảng 60%-80%, mỗi tuần 3-5 ngày, mỗi ngày 30-60 phút) có tác dụng giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, ngược lại đối với những bạn có cường độ tập và khối lượng tập thấp sẽ có nguy cơ viêm nhiễm tương đối cao.

Tuy nhiên, không phải là cường độ tập và khối lượng bài tập càng cao càng tốt. Trên thực tế thì những vận động viên duy trì cường độ tập cao trong một thời gian dài, họ sẽ càng dễ bị nhiễm vi rút hơn, đồng thời càng dễ mắc phải các căn bệnh mãn tính liên quan đến đường hô hấp. Ví dụ, tỉ lệ các vận động viên thuộc nhóm rèn luyện sức bền mắc phải các căn bệnh viêm đường hô hấp mãn tính chiếm khoảng 20%.

Theo kết quả của nghiên cứu mới nhất, hệ miễn dịch rối loạn tạm thời, nhiễm bệnh, hiện tượng ứng kích oxi hóa (oxidative stress) và chấn thương cơ bắp đều liên quan với những quá tải ở cường độ tập cao, đồng thời các hiện tượng trên không phải chỉ do đột ngột gia tăng cường độ tập gây nên. Điều đáng nhắc đến ở đây đó là, căn cứ vào các ca nhiễm bệnh trên thực tế thì việc liên tục tập luyện ở cường độ cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh càng cao, hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở các vận động viên ở tiêu chuẩn thi đấu chứ không phải ở những vận động viên có tiêu chuẩn đặc biệt cao, vì ở những vận động viên ưu tú này không hề xuất hiện hiện tượng nhiễm bệnh trên.


Sau khi phục hồi sức khỏe, vận động viên bắt buộc phải kéo dài thời gian dưỡng bệnh

Điều mà các vận động viên quan tâm nhất đó là sau khi nhiễm bệnh thì bao lâu mới có thể lấy lại tình trạng sức khỏe như lúc chưa nhiễm bệnh. Thực ra, nhiều ca nhiễm ở những người trẻ tuổi đều khá nhẹ, khoảng 5-7 ngày thì họ dường như có thể phục hồi một cách cơ bản rồi. Tuy nhiên, số ít người sau khi nhiễm bệnh ở ngày thứ bảy đến ngày thứ chín thì bệnh tình đột nhiên chuyển nặng, đồng thời xuất hiện tình trạng viêm đường hô hấp dưới nghiêm trọng hơn, lúc này  thời gian điều trị nhất định phải kéo dài hơn nữa.

Từ trước đến giờ, đối với các vận động viên mang sẵn trong mình bệnh đường hô hấp, sau khi điều trị, thông thường họ buộc phải tiến hành kiểm tra phần cổ, sau đó căn cứ vào kết quả kiểm tra thì họ mới được cho phép trở về đấu trường. Loại hình kiểm tra này đã được áp dụng từ những năm 90 cho đến ngày hôm nay. Phương pháp kiểm tra chủ yếu thông qua các triệu chứng của vận động viên và những biểu hiện lâm sàng ở đường hô hấp trên (chẳng hạn như triệu chứng trong khoang mũi). Tuy nhiên, cơ sở khoa học của phương pháp này còn rất yếu, đồng thời từ trước đến nay mọi người đều lo lắng về nguy cơ tiềm ẩn của các biến chứng khác do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra sau khi các vận động viên tiếp tục chế độ tập ở cường độ cao.

Một trong những rủi ro đáng lo ngại là viêm cơ tim và tổn thương cơ tim, nguy cơ này cũng giống như mức độ báo động của tình trạng bệnh dịch hiện nay. Trong các dữ liệu được công bố, không những hàm lượng troponin tăng cao, mà viêm cơ tim cũng gia tăng, điều này cũng chứng tỏ rằng trong số các ca nhiễm Covid 19 thường xuất hiện hiện tượng cơ tim tổn thương. Dựa trên cơ sở này, cộng thêm việc tính đến nguy cơ ác hóa của bệnh tình, thì việc kết quả của xét nghiệm cổ lúc này không còn được xem là tiêu chuẩn đánh giá hợp lí nữa, mà cách tốt nhất và hợp lí nhất lúc này là kéo dài thời gian dưỡng bệnh của vận động viên, đồng thời nên thận trọng xem xét vấn đề trở lại đấu trường của họ (ví dụ: ít nhất 10 ngày sau khi triệu chứng xuất hiện, sau đó cộng thêm 7 ngày sau khi triệu chứng thuyên giảm).

Mặc dù phương pháp kiến nghị trên dường như không có tác dụng gì đối với các vận động bị cách li hoặc không vội vàng trở lại đường đua. Tuy nhiên, với sự kéo dài và phát triển của dịch bệnh, rất có khả năng dẫn đến nhiều vận động viên nhiễm bệnh hơn, cho nên công tác tìm kiếm phương pháp trị bệnh cũng sẽ gia tăng, nhưng đối với những ai muốn quay lại đường đua sau khi khỏi bệnh thì nên xem xét cẩn thận hơn.


Tinh thần của các vận động viên hiện đang trên đà khảo nghiệm

Điều vô cùng quan trọng là phải đảm bảo sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thường của các nhóm vận động viên, và việc duy trì tập luyện là một trong những cách hiệu quả nhất trong việc giảm đi các cảm giác bồn chồn, đồng thời giảm đến mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nhiều vận động viên ưu tú đã rất nghiêm túc chuẩn bị cho các sự kiện quốc tế trong một thời gian dài, đồng thời họ là những người đã trải qua sàng lọc và được công nhận là đủ điều kiện tham gia giải đua. Mặc dù ý định ban đầu của việc hủy bỏ hoặc trì hoãn giải đua với mục đích là bảo vệ các vận động viên, nhưng đối với một số vận động viên thì cách làm này có tác động tiêu cưc đến sức khỏe tinh thần của họ.

Đối với các vận động viên phải đối mặt với vấn đề nghỉ hưu thì đây là một sự tiếc nối rất lớn khó có thể bù đắp vì không thể tham gia giải đua năm nay. Ngoài ra, một số khác phải đối mặt với một số vấn đề như việc giải thể đội nhóm, mất thu nhập hoặc phải cách li một thời gian dài xa gia đình, v.v. Đồng thời, có thể trong một thời gian dài họ sẽ không có mục tiêu tập luyện rõ ràng, và khối thời gian rảnh rỗi này cũng là một bài khảo sát tâm lý của họ. Mặc dù trong 5 năm qua, nhận thức của các vận động viên về sự lo lắng và trầm cảm cũng đã được cải thiện, nhưng bệnh tình hiện này cũng vẫn được xem là một thử thách không nhỏ cho họ trong khoảng thời gian này.

Mặc dù tình trạng hiện nay mang đến nhiều rắc rối cho chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phải hướng về phía trước. Về mặt tác động của bệnh đối với các nhóm vận động viên, các nhà khoa học sẽ dốc hết sức thu thập càng nhiều thông tin và số liệu đáng tin cậy về căn bệnh nguy hiểm này và căn cứ vào các số liệu đó để lập ra một phương án chỉ đạo phòng chống bệnh hiệu quả nhất.

Bằng cách này, nó có thể giúp chúng ta hiểu được mức độ dễ nhiễm bệnh của cơ thể người thường, biểu hiện của bệnh và những ảnh hưởng về sau của nó. Đối với dịch vụ y tế của các vận động viên, thì điều then chốt ở đây là căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Đối với nhóm vận động viên ưu tú mà nói, nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề ngoài lề chấn thương đó là viêm nhiễm đường hô hấp cấp, do đó cũng làm tổn thất rất nhiều thời gian cho việc tập luyện và thi đấu của họ.

Cuối cùng, chúng tôi có một tin vui muốn báo với các bạn rằng, Ủy ban Olympic quốc tế đã triệu tập một hội đồng chuyên gia để tiến hành thảo luận về những sức khỏe đường hô hấp và những vấn đề rộng lớn hơn. Và mục tiêu của hội đồng này, vào một ngày không xa lắm, học có thể căn cứ vào các số liệu có sẵn để đưa ra những chỉ dẫn chuyên nghiệp và có hệ thống nhất để giúp đỡ cho các vận động viên chúng ta.

Mặc dù có thể nói là dịch bệnh lần này là một khoảng thời gian khó khăn nhất đối với mọi người, nhưng đối với nhóm vận động viên chuyên nghiệp mà nói, thì học cần nhiều sự hướng dẫn hữu ích hơn. Bởi vì, chỉ bằng cách này, sức khỏe và phúc lợi của họ mới có thể được đảm bảo hơn.


[Nguồn bài viết: Running Biji]